Liên hệ tư vấn 0913 822 372

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC JA VIỆT

Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam

Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ "Nhẫn", tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ

20/08/2020
Share

Mọi công dân Nhật Bản đều được giáo dục đức tính kiên nhẫn vượt qua trở ngại từ thuở bé. Cứ nhìn vào thái độ bình tĩnh đối mặt khó khăn, thiên tai của họ, bạn liền thấy dân tộc này giàu chữ "nhẫn" đến mức nào.

Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ "Nhẫn", tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ

 

Trong ngôn ngữ Nhật Bản, chữ "Nhẫn" được viết là Gaman (我慢). Nó có nguồn gốc từ chữ Zen (禅 - Thiền), mang ý nghĩa "nhẫn nại chịu đựng, ngay cả với những điều dường như không thể chịu đựng nổi".

"Nhẫn": Chìa khóa của sự trật tự hoàn hảo

Một ngày ở Tokyo, thủ đô của Nhật Bản bắt đầu bằng hoạt động của hệ thống tàu điện ngầm bận rộn nhất Trái đất. Ước tính mỗi ngày có khoảng 20 triệu người di chuyển bằng phương tiện này.

Ai nấy đều vội vã, nhưng không ai phá hàng, chen lấn tranh chỗ người khác. Bất chấp khoang tàu đông nghẹt, chật đến nỗi khó bề cử động nổi, tất cả yên lặng chịu đựng.

Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ Nhẫn, tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ - Ảnh 1.
 
Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ Nhẫn, tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ - Ảnh 2.
 

"Nhẫn" tạo nên một xã hội Nhật siêu trật tự

Bình tĩnh và trật tự, đó chính là điểm đặc trưng đáng kinh ngạc của các đám đông ở Nhật Bản. Bất kể kích thước lớn hay nhỏ, hàng dài hay ngắn, mọi người đều kiên trì chờ đến lượt mình.

Với dân tộc Nhật Bản, kiên nhẫn chính là dấu hiệu của người trưởng thành. Từ thuở sơ khai, đất nước Nhật đã phải lo ứng phó với thiên tai liên tiếp. Hoàn cảnh tạo nên con người. Trừ phi biết kiên gan bền chí mà chịu đựng, nỗ lực vươn lên tiếp, họ khó bề sống sót nổi.

"Nhẫn" là chiếc lược tâm lý nhằm đối mặt và vượt qua những sự kiện ngoài tầm kiểm soát. Nó cho phép một người tự triệt tiêu nỗi đau, chấp nhận cái khó, cái khổ, từ từ chiến thắng tất cả.

Khi chữ "nhẫn" vốn đã ăn sâu trong tâm trí tổ tiên người Nhật kết hợp với chữ "thiền" từ đạo Phật, tôn giáo được du nhập từ khoảng Thế kỷ XII-XIII, trở thành tôn chỉ đạo đức sống.Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ Nhẫn, tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ - Ảnh 3.

Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ Nhẫn, tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ - Ảnh 4.
Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ Nhẫn, tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ - Ảnh 5.
Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ Nhẫn, tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ - Ảnh 6.

Trong mọi hoàn cảnh, vẫn là một chữ "nhẫn"

Là phụ nữ lại càng phải "nhẫn"

Trẻ em Nhật lớn lên trong môi trường "nhẫn". Từ cha mẹ cho đến anh chị em, bà con, họ hàng đều "nhẫn", nên trẻ cũng sớm tự trang bị chữ "nhẫn" trong nhận thức cá nhân.

Ngoài việc noi gương người lớn ở nhà, trẻ em Nhật còn tiếp xúc với "nhẫn" như một môn học đạo đức kể từ thời tiểu học.

Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ Nhẫn, tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ - Ảnh 7.

Phụ nữ Nhật điển hình bởi sự nhẫn nhịn và im lặng

Xét trên diện giới tính, phụ nữ Nhật được dạy dỗ "nhẫn" nhiều hơn đàn ông - cứ nhìn vào trang phục kimono truyền thống phức tạp và cách đi đứng của họ là rõ. Còn trong thế giới hiện đại, phụ nữ Nhật Bản càng "nhẫn" hơn. Họ nhẫn nại chịu đựng công việc khó khăn, đồng nghiệp khó chịu, thậm chí là cả những kẻ thiếu ý thức giữa đám đông.

Suốt những năm đi làm trước khi kết hôn, Yoshie Takabayashi, 33 tuổi, nữ nhân viên người Nhật liên tục phải chịu đựng. Cô vừa bị bắt nạt tại nơi làm việc, vừa phải nịnh nọt cấp trên để được chỉ dạy và giữ việc làm.

"Nhìn lại khoảng thời gian ấy, tôi nhớ ông chủ của mình đã chẳng giúp đỡ chút nào cả. Tôi nên nghỉ việc, nhưng cha mẹ và mọi người lại khuyến khích hãy cố gắng chịu đựng và thành công," – Takabayashi kể.

Nhờ "nhẫn", Nhật Bản mới vươn lên hàng cường quốc kinh tế

Mặc dù quan niệm "nhẫn" được thực hành suốt lịch sử Nhật Bản, song sự "đỉnh cao" của nó nằm ở thời kỳ hậu Thế chiến II, sau khi phải hứng chịu 2 quả bom nguyên tử ở Nagasaki và Hiroshima.

Đất nước tan hoang. Để phục dựng nền kinh tế trên đống tro tàn, chính phủ Nhật kêu gọi người dân hy sinh thời gian và công sức. Và nhờ vậy mà khói bụi bom nguyên tử còn chưa kịp tan, Nhật Bản đã bước vào thời kỳ bùng nổ kinh tế.

 
Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ Nhẫn, tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ - Ảnh 9.
Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ Nhẫn, tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ - Ảnh 10.

Nhờ "nhẫn", Nhật Bản nhanh chóng khôi phục sau chiến tranh

Người người nỗ lực làm thêm giờ. Họ giám sát lẫn nhau và tự có ý thức với bản thân. Chẳng mấy chốc, quốc gia xơ xác sau chiến tranh đã trở mình, thành một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu.

Không chỉ thúc đẩy việc làm, "nhẫn" còn góp phần vào việc giảm thiểu tội phạm. Vốn dĩ, "nhẫn" là kiềm chế. Khi con người biết kiềm chế, xung đột sẽ hiếm khi xảy ra. Kết hợp với "nhẫn là chịu đựng", người Nhật xây dựng một xã hội nề nếp, trật tự không đâu bì.

Nhưng càng "nhẫn" cũng càng áp lực tâm lý

Người Việt cũng có câu, "Một sự nhịn là chín sự lành". Tuy nhiên, cái "nhịn" không phải lúc nào cũng tốt.

"Chúng tôi cố gắng nhẫn," - Nobuo Komiya, nhà tội phạm học người Nhật phân tích. "Nhưng nhẫn cũng đè áp lực lên tâm lý cá nhân. Nhiều người Nhật lại thuộc kiểu mong đợi người khác hiểu ra tâm ý, cảm xúc của mình, nên chẳng bao giờ tự nói. Thành thử áp lực tâm lý đè nặng gấp đôi."

Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ Nhẫn, tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ - Ảnh 11.

Quá nhẫn nhịn sẽ nảy sinh áp lực tâm lý

"Quá nhẫn nhịn sẽ tác động tiêu cực lên sức khỏe tinh thần," – Komiya nói tiếp. "Chịu đựng mãi sẽ thành bệnh". Mà người Nhật lại có thói quen "tự xử". Mọi người đều nằm lòng ý thức "việc mình, mình lo". Họ không tâm sự, chia sẻ mà cố đè nén, quản lý cảm xúc.

Nếu kiểm soát thành công, "nhẫn" thăng hoa. Nhưng nếu thất bại, nó chẳng khác nào "tức nước vỡ bờ". Khi một người mất khả năng điều khiển cảm xúc và hành vi, sự giận dữ có thể bùng nổ, dẫn tới bạo lực.

Giữ "nhẫn" nhưng phá bỏ "nhịn" để sống thoải mái hơn

 

Đầu tiên, người phải "nhẫn" nhiều nhất trong xã hội Nhật Bản phá bỏ quy tắc. Thay vì im lặng chịu đựng, phụ nữ Nhật quay ra ly hôn khi thấy quá khổ sở. Họ cũng từ bỏ luôn sự nghiệp, thà "vô công rỗi nghề" còn hơn phải chấp nhận hành động quấy rối ở chỗ làm.

Càng ngày, ở Nhật Bản lại càng có nhiều vụ tố cáo hành vi quấy rối tình dục và bắt nạt nơi công sở. Phụ nữ Nhật Bản hiểu được rằng, nếu họ chịu lên tiếng, sẽ có tổ chức đứng ra bảo vệ.

Khoảng 30 năm về trước, đa phần nhân viên công chức Nhật đều là đàn ông. Phụ nữ chỉ được nhận làm thời vụ, lấy chồng là nghỉ việc, ở nhà lo nội trợ.

Mặt trái trong văn hóa kiên trì nổi tiếng của người Nhật: Từ một chữ Nhẫn, tích tụ mãi cũng đến lúc vỡ bờ - Ảnh 12.

Giới trẻ Nhật Bản vẫn thích "nhẫn", nhưng tuyệt đối không chịu "nhịn" nữa

Bây giờ, phụ nữ Nhật Bản đua nhau muộn chồng con, tự lập về cả tài chính lẫn sự nghiệp. Điều này khiến tỷ lệ sinh toàn quốc sụt giảm nghiêm trọng. Nước Nhật đang không ngừng lo ngại, mai đây sẽ chỉ còn lại toàn người già. Hiện tại, người cao tuổi đã chiếm tới 20% tổng dân số.

Tiếp đến là giới trẻ Nhật Bản. Thanh niên xứ sở hoa anh đào không ngại làm việc hợp đồng hoặc bán thời gian. Họ không còn cố chịu đựng để giữ công việc, mà buông bỏ ngay lập tức nếu không thích.

Trên khắp nước Nhật, đòi hỏi tự do sống và làm việc theo ý thích bùng nổ. Thanh niên Nhật vẫn "nhẫn", nhưng không "nhịn" nữa. "Nếu không thích hoặc không đúng ý mình, tôi sẽ nghỉ việc liền," - Mami Matsunaga, 39 tuổi cho hay.

Trước đây, Matsunaga từng làm việc trong ngành thời trang. Sau đó chuyển sang phục vụ bãi biển, còn giờ thì vô tư "nhảy việc" bất cứ khi nào muốn.

Tham khảo BBC